Lợi Ích Và Tác Hại Của Ánh Nắng Mặt Trời Đối Với Làn Da
Ánh nắng mặt trời đóng nhiều vai trò quan trọng trong việc duy trì sự phát triển bình thường của cơ thể. Bên cạnh đấy, ánh nắng mặt trời cũng đem đến những tác hại gây hại đến cơ thể, da mặt. Vậy đâu là lợi ích và tác hại của ánh nắng mặt trời? Những cách bảo vệ da trước tác động của ánh nắng?
Lợi ích của ánh nắng mặt trời
Ánh nắng mặt trời là yếu tố chính phục vụ quá trình quang hợp, duy trì sự sống và phát triển bình thường của thực vật và động vật. Đối với con người, ánh nắng mặt trời là dấu hiệu đánh dấu ngày và đêm, là nguồn sáng phục vụ sinh hoạt cũng như các hoạt động xã hội khác.
Với cơ thể, ánh sáng mặt trời giúp da của chúng ta tạo ra vitamin D. Cần thiết cho chức năng và sức khỏe bình thường của xương. Ngoài ra, một số lợi ích quan trọng có thể kể đến của ánh nắng mặt trời như là:
Cải thiện tâm trạng
Ánh nắng mặt trời có khả năng thúc đẩy sinh sản serotonin – hormone giúp ổn định tâm trạng, điều trị trầm cảm và lo lắng. Cung cấp cho cơ thể nhiều năng lượng hơn, giúp tâm trạng giữ bình tĩnh, tích cực và khả năng tập trung. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, bệnh rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD) và một số loại trầm cảm khác liên quan đến sự suy giảm serotonin.
Cải thiện giấc ngủ
Đồng hồ sinh học phản ứng với chu kỳ sáng tối của ánh nắng mặt trời. Giúp các bạn biết thời gian nên thức dậy và thời gian đi vào giấc ngủ.
Khi trời sáng, ánh sáng mặt trời đưa tín hiệu đến não bộ, kích thích sinh melatonin – hormone có tác dụng gây buồn ngủ. Khi trời tối, cơ thể lại nhận được tín hiệu kích thích sinh sản melatonin giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Ánh nắng mặt trời góp phần tạo ra vitamin D, giúp cơ thể hấp thụ canxi, nâng cao sức khoẻ xương. Cải thiện tình trạng loãng xương, ngăn ngừa gãy xương thì vitamin D cũng gián tiếp điều chỉnh hệ thống miễn dịch.
Diệt vi khuẩn
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, ánh sáng mặt trời có thể tiêu diệt vi khuẩn sống trong khói bụi. 12 % vi khuẩn sống trong phòng tối thì đến 6% vi khuẩn có thể tiếp tục sống sót sau khi tiếp xúc dưới ánh nắng mặt trời.
Nên tạo điều kiện để ánh sáng mặt trời chiếu vào môi trường ẩm mốc, môi trường ẩn chứa vi khuẩn, dịch bệnh. Bằng cách này có thể cải thiện chất lượng không khí và phần nào đó ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, diệt khuẩn.
Tác hại của ánh nắng mặt trời
Trong ánh nắng mặt trời có 3 loại tia đó là UVA, UVA và UVC. UVC là loại tia có tác động nguy hiểm nhất nếu tiếp xúc trực tiếp trên da người. Tuy nhiên, thật may mắn khi tia này đã được tầng khí quyển chặn lại trước khi vào trái đất. Da chúng ta chủ yếu bị tác động bởi 2 tia đó là UVA và UVB.
Một số tác hại của ánh nắng mặt trời, tia UV đem đến da đó là:
Cháy nắng
Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian dài, có thể khiến da bị cháy nắng. Da bị bỏng da tác động của tia cực tím, tia UV trên da kèm theo tính trang da phồng rộp, đau đớn và ửng đỏ. Nghiêm trọng hơn da có thể bị phỏng cấp độ 2.
Lão hoá da
Ánh nắng mặt trời phá huỷ elastin và collagen – các tế bào liên kết và chống đỡ, tạo sự săn chắc và căng mịn cho làn da. Quá trình da bị phá huỷ bởi ánh nắng mặt trời có tốc độ nhanh hơn quá trình lão hoá thông thường rất nhiều.
Ngoài ra, ánh nắng mặt trời cũng là một trong những yếu tố kích thích các gốc tự do sinh trường trong cơ thể. Các gốc tự do này là nguyên nhân tăng các enzym có khả năng phân hủy collagen, gián tiếp gây ra những thay đổi vật chất di truyền của tế bào theo hướng tiêu cực, ác tính.
Làm giảm hệ thống miễn dịch
Các tế bào bạch cầu hoạt động để bảo vệ cơ thể của bạn, giúp tạo ra các tế bào mới. Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá mức, da bị cháy nắng dẫn đến các tế bào bạch cầu bị ngăn chặn hoạt động, làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
Bên cạnh đó, ánh nắng mặt trời còn là nguyên nhân ngăn chặn quá trình tự chế của tế bào, tạo cơ hội cho cá tế bào tiền ung thư trở mình thành khối u ác tính.
Tổn thương mắt
Tia UV có thể làm hỏng các mô trong mắt bạn. Chúng có thể đốt cháy lớp bên ngoài của bạn được gọi là giác mạc. Họ cũng có thể làm mờ tầm nhìn của bạn. Theo thời gian, bạn có thể bị đục thủy tinh thể. Điều này có thể gây mù lòa nếu không được điều trị.
Ung thư da
Có 3 loại ung thư da thường gặp do ánh nắng mặt trời gây ra đó là ung thư tế bào hắc tố, ung thư biểu mô tế bào đáy và ung thư biểu mô tế bào vảy. Trong đó, ung thư tế bào hắc tố nghiêm trọng nhất, có thể gây chết người nhưng rất ít trường hợp mắc phải căn bệnh này. Các loại ung thư da còn lại đều không phải bệnh ác tính, có thể điều trị nhưng phổ biến và dễ lây lan nếu không được điều trị đúng cách.
Cách bảo vệ da trước tác động của ánh nắng mặt trời
Sử dụng kem chống nắng
Bôi kem chống nắng là biện pháp bắt buộc nếu muốn sở hữu một làn da khỏe mạnh và hoàn hảo khi tiếp xúc với nắng nắng mặt trời. Kem chống nắng có nhiều loại dành cho từng loại da khác nhau, có loại được sử dụng với mục đích chống các tia UV khác nhau, lại có những loại có chỉ số SPF và SA khác nhau. Mỗi cách có một cách dùng và lưu ý khác nhau, các bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng để đảm bảo da được bảo vệ một cách hoàn hảo nhất khi tiếp xúc với ánh mặt trời.
Chống nắng kết hợp đồ bảo hộ
Trong quá trình sử dụng kem chống nắng, không tránh khỏi trường hợp kem bị mồ hôi, quần áo hay khẩu trang làm mất. Nên kết hợp áo chống nắng, kính, khẩu trang hay găng tay để bảo vệ da tuyệt đối trước ánh nắng mặt trời. Đồng thời, đồ bảo hộ cũng làm giảm tác động nhiệt lên cơ thể.
Tránh thời gian ánh nắng gay gắt
Nên tránh ánh nắng trực tiếp từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Đây là lúc tia nắng mặt trời mạnh nhất. Các bạn có thể sử dụng những dụng tiện ích có thể đo được chỉ số UV mỗi giờ. Tránh ra ngoài vào lúc tia UV có nồng độ cao, giảm tuyệt đối tác động của tia UV lên da.
Tắm nắng lúc nào an toàn nhất?
Ánh nắng mặt trời chứa tia UVB vừa là nguyên nhân gây bệnh trên da nhưng cũng là yếu tố giúp kích thích sinh sản 80% vitamin D trên da. Vậy nên, nên chọn thời điểm tắm nắng mà tia UVB không quá nhiều, không đủ để gây tác động lên da. Thời điểm tắm nắng tốt nhất là trước 9h sáng và sau 4h chiều.
Vậy tắm nắng bao nhiêu thì đủ?
Câu trả lời sẽ khác nhau, phụ thuộc vào tính trạng da, tuổi tác, sức khỏe và cường độ ánh sáng nơi bạn sinh sống. Các nhà khoa học đã chỉ ra, thời gian trung bình tắm dưới ánh nắng mặt trời sẽ kéo dài từ 5 đến 15 phút và tối đa là 30 phút.
Ngoài ra, các bạn có thể linh hoạt thời gian tắm nắng bằng cách xem thông báo về chỉ số tia UV trên các tiện ích. Theo như Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), thì chỉ số UV được coi là thấp, an toàn sẽ dao động từ 0 – 2. Nếu như tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có chỉ số UV từ 8 – 10 trong 25 phút có thể bị bỏng. Da không được bảo vệ mà tiếp xúc với UV có chỉ số từ 11 trở lên sẽ cực kỳ nguy hiểm. Nguy cơ bỏng da, tổn thương da, giảm thị lực hay thậm chí là ung thư da…
Thời gian nắng làm đen da
Tia UVB là nguyên nhân gây hỏng da, cháy nắng, trong khi, UVA khiến da đen, da bị sạm, nám, nguy cơ lão hoá và thậm chí là tăng nguy cơ ung thư.
Nếu như rước 9h sáng và sau 4h chiều là thời gian có chỉ số tia UV thấp và an toàn thì từ 9h sáng – 4h chiều sẽ là thời gian có chỉ số UV cao. Đặc biệt từ 11h tới 3h chiều là thời điểm có chỉ số UV cao nhất, dễ gây các tác động nguy hại đến da.
Thời gian nắng làm đen da sẽ khoảng từ 9h sáng – 4h chiều, là thời gian mà cả UVA lẫn UVB đều có chỉ số rất cao trong ánh nắng.
Bình Luận