SPF, PA Là Gì? Chỉ Số SPF Và PA Trong Kem Chống Nắng

10 Tháng Một, 2023

Tại sao khi sử dụng kem chống nắng người ta lại chú ý đến hai chỉ số SPF và PA. Chỉ số PA, SPF là gì? Với người đang điều trị thâm nám, tàn nhang thì nên chọn kem chống nắng có chỉ số SPF và PA như thế nào thì phù hợp?

Chỉ số SPF là gì?

Chỉ số SPF hay Sun Protection Factor, là chỉ số thể hiện khả năng bảo vệ da, chống tia UVB trong ánh nắng mặt trời. UVB là một trong 3 tia UV chính có trong ánh nắng mặt trời, chiếm khoảng 3%. Là nguyên nhân gây nên tình trạng cháy nắng, và ung thư da, một số vấn đề về da trên lớp thượng bì.

Hiện nay, chỉ số SPF thấp nhất là 15 và cao nhất lên đến 100, mỗi chỉ số SPF có khả năng bảo vệ da trong khoảng thời gian nhất định. Theo nghiên cứu thì 1 SPF giúp bảo vệ da trong 10 phút, tuy nhiên còn phục thuộc rất nhiều vào môi trường, lượng kem chống nắng dày hay mỏng và tình trạng da của các bạn.

Vậy nên, việc chú ý liều lượng, cách bôi kem chống nắng rất quan trọng. Nhiều bác sĩ, chuyên gia da liễu đã chia sẻ, nếu như các bạn bôi ít hơn lượng tiêu chuẩn (0.4-0.5 g/ lần bôi) thì hiệu quả sẽ giảm xuống 8 lần. Gần như không có tác dụng bảo vệ da.

Một số cấp độ SPF phổ biến hiện nay như:

  • Kem chống nắng SPF 15 khả năng bảo vệ da 93% so với việc không sử dụng, có tác dụng trong vòng 150 phút.
  • Kem chống nắng SPF 30 khả năng bảo vệ da 95% so với việc không sử dụng, có tác dụng trong vòng 300 phút.
  • Kem chống nắng SPF 50 khả năng bảo vệ da 97-98% so với việc không sử dụng, có tác dụng trong vòng 500 phút.

Có nhiều SPF cao hơn SPF 50 nhưng hiệu quả chỉ hơn một chút, không có một sản phẩm kem chống nắng nào có thể bảo vệ da 100% tác động từ ánh nắng mặt trời, dù có chỉ số SPF 100. Vậy nên, các bạn dùng kem chống nắng có chỉ số SPF 50 trở xuống là thích hợp rồi.

Chỉ số SPF càng cao thì khả năng chống tia UVB càng tốt. Nhưng càng lên cao, khả năng gây kích ứng cũng càng nhiều. Vì trong dòng SPF 50+ trở lên thường sẽ chứa nhiều hoạt chất điều trị, chăm sóc da khác.

spf là gì

Chỉ số SPF càng cao hiệu quả bảo vệ da càng tốt

Chỉ số PA là gì?

Chỉ số PA hay Protection Grade of UVA là chỉ số thể hiện khả năng chống tia UVA. Có PA+, PA++, PA+++ và PA++++. PA càng cao thì khả năng chống tia UVA càng mạnh:

Chỉ số PA ++ (2 cộng) khả năng bảo vệ da 40% so với khi không sử dụng kem chống nắng.

PA +++ (3 cộng) khả năng bảo vệ da 60% so với khi không sử dụng kem chống nắng.

PA ++++ (4 cộng) khả năng bảo vệ da 80% so với khi không sử dụng kem chống nắng.

Có một số dòng kem chống nắng châu Âu hoặc dòng kem chống nắng khác không ghi thông tin chỉ số PA trên bao bì. Họ sẽ sử dụng hình thức đánh dấu UVA khoanh tròn. Kí hiệu như vậy có nghĩa là chỉ số PA đạt 4 cộng tối đa.

Nếu như tia UVB chiếm 3% trong tổng số tia UV trong ánh mặt trời thì tia UVA sẽ chiến 96% và còn lại sẽ là tia UVC. Tia UVA cũng chính là loại tia gây ảnh hưởng nhất đến da, nguyên nhân gây đến nhiều bệnh lý về da như lão hoá da, những loại nám sâu. UVA có bước sóng dài, có thể xuyên qua lớp trung bì dưới da.

Tuy nhiên cũng có nhiều nghiên cứu chỉ ra tác động của tia UVA lên từng người, từng tình trạng da là khác nhau. Nhiều da nhanh chóng sẫm màu, sần sùi hơn nhưng cũng có nhiều da mất nhiều thời gian hơn. Vậy nên không thể xác định được chỉ số PA có hiệu quả trong bao lâu.

Các bạn có thể đã nhiều lần thấy thuật ngữ “ kem chống nắng phổ rộng”. Đây là loại kem chống nắng đã được kiểm nghiệm có khả năng bảo vệ da trước cả 2 tia UVA, UVB. Thay vì đau đầu lựa chọn chỉ số SPF và PA thì các bạn có thể sử dụng kem chống nắng này.

spf là gì

Chỉ số PA thể hiện khả năng bảo vệ da trước tác động của tia UVA

Chọn kem chống nắng phù hợp với từng loại da

Dựa vào HDSD

Hiện nay, hầu hết các thương hiệu sản xuất kem chống nắng đều có hướng dẫn sử dụng và lưu ý khi mua kem chống nắng phù hợp cho từng loại da. Các bạn có thể tìm hiểu hướng dẫn sử dụng là thấy.

Một số dấu hiệu trên bao bì giúp các bạn phân biệt nhanh chóng như:

+ for oily skin: dành cho da dầu.

+ for dry skin: dành cho da khô.

+ for combination skin: cho da hỗn hợp.

+ for sensitive skin: cho da nhạy cảm.

+ for acne prone skin: cho da mụn, da dị ứng.

spf là gì

Dựa vào HDSD chúng ta có thể biết loại kem chống nắng nào phù hợp cho da

Dựa vào chỉ số SPF, PA

Chỉ số càng cao, khả năng bảo vệ da càng tốt nhưng cũng dễ gây kích ứng cho da hơn. Vậy nên, da thường, da khoẻ các bạn nên có thể thoải mái chọn SPF. Da nhạy cảm, da yếu nên chọn kem chống nắng có chỉ số SPF 30+.

Với da đang trong quá trình điều trị nám, điều trị mụn… chống nắng là một trong những bước quan trọng nhất trong quá trình trị liệu. Chỉ số càng cao càng đảm bảo an toàn cho da, nếu da các bạn khoẻ có thể chọn SPF 50+, PA 4 cộng. Da yếu nên chọn SPF 30+.

spf là gì

Da yếu đang điều trị nám thì nên chọn kem chống nắng có SPF 30+

Dựa vào thành phần

Kem chống nắng được chia làm các loại như kem chống nắng học, kem chống nắng vật lý  và kem chống nắng kết hợp (lai giữa vật lý và hoá học). Mỗi loại kem chống nắng lại có những ưu và nhược điểm nhất định.

Kem chống nắng vật lý phù hợp với da nhạy cảm, da khô. Kem chống nắng hoá học phù hợp với da dầu mụn, da thường khoẻ hơn. Hiện nay, công nghệ hiện đại phát triển, nhiều thương hiệu mix hai loại kem này tạo ra một loại lai mới có những ưu điểm vượt trội, có khả năng năng bảo vệ diện rộng hơn. Đây cũng là một lựa chọn mới tốt, mọi người nên tìm hiểu kỹ.

Vai trò của kem chống nắng khi điều trị nám

Kem chống nắng đóng vai trò rất quan trọng, là sản phẩm bắt buộc phải có khi điều trị các vấn đề trên da, đặc biệt là điều trị nám. Tầm quan trọng của kem chống nắng có thể được giải thích như sau:

Đầu tiên, điều kiện gây ra nám da là ánh nắng mặt trời. Sự tác động của tia UVA và UVB lên da là nguyên nhân hình thành các sắc tố melanin làm xuất hiện trên da gây nám và tàn nhang. Chúng ta ra sức tiêu diệt chân nám, trị nám nhưng lại tiếp tục để da bị tác động bởi những nguyên nhân gây nám. Lúc này, kem chống nắng đóng vai trò như lớp áo giáp bảo vệ da trước tác động của ánh nắng mặt trời. Khi tiếp xúc từ xa, chúng sẽ tiêu thụ hoặc làm phản xạ các tia UVA và UVB, trực tiếp ngăn ngừa sự hình thành các vết nám và tàn nhang.

Thứ hai, chống nắng càng trở nên quan trọng đối với những người sử dụng các phương pháp điều trị nám xâm lấn (peel da, laser, lăn kim…).Việc sử dụng các phương pháp xâm lấn trong điều trị nám sẽ tác động trực tiếp lên da bằng cách ăn mòn da, bào mòn lớp sừng bên ngoài da. Lớp sừng bên ngoài của da  là  lớp da chết nhưng lại là lớp bảo vệ da khỏi các tác động từ môi trường như ánh nắng, vi khuẩn và khói bụi. Lớp sùng bị làm mất, bị làm mòn sẽ làm lộ ra lớp da mới mềm mại nhưng lại rất mỏng manh bên trong. Lớp da này rất yếu, rất dễ bị ánh nắng, vi khuẩn và khói bụi tấn công. Hậu quả của việc không sử dụng kem chống nắng sau khi thực hiện các phương pháp xâm lấn trị nám là rất khủng khiếp. Da rất dễ bị tăng sắc tố, da sạm đen hơn, da trở nên nhạy cảm, yếu ớt thậm chí là viêm da.

Vậy nên, muốn điều trị nám thì bắt buộc phải sử dụng kem chống nắng. Điều trị nám mà không sử dụng kem chống nắng giống như phòng dịch mà không đeo khẩu trang, nám thì chưa trị được nhưng lại sinh ra các vấn đề về da khác nghiêm trọng hơn.

spf là gì

Ánh nắng mặt trời là một trong những nguyên nhân chính gây nám

Bình Luận

Bài viết liên quan

18000054
Goi ngay
Yêu Cầu gọi lại