Kem Chống Nắng Hóa Học Là Gì? Sử Dụng Kem Chống Nắng Hoá Học Trên Nền Da Nào
Kem chống nắng hoá học là gì? Có có chế hoạt động như thế nào, da nhạy cảm có dùng được không? Ưu, nhược điểm của kem chống nắng hoá học và nên dùng kem chống nắng hoá học trên làn da nào? Cùng tìm hiểu nhé!
Kem chống nắng hóa học là gì?
Kem chống nắng hóa học hay Sunscreen là kem chống nắng chứa các thành phần hữu cơ, được điều chế từ những thành phần hoá học. Thành phần chính thường có trong kem chống nắng hóa học là: avobenzone, oxybenzone, homosalate, octinoxate, octocrylene, sulisobenzone…
Cơ chế hoạt động của kem chống nắng hóa học
Kem chống nắng hóa học hoạt động như một miếng màng lọc hoá học. Thay vì phản xạ tia UV như kem chống nắng vật lý thì kem chống nắng hoa học sẽ hấp thụ, xử lý và chuyển hoá tia UV thành một chất khác và giải phóng chúng. Bảo vệ da khỏi tác động của tia UVA, UVB từ ánh nắng mặt trời.
Các thành phần hoá học của kem chống nắng và tia UV sẽ xảy ra phản ứng hoá học ngay trên nền da của các bạn. Việc phản ứng hoá học trên nền da cùng bảng thành phần là nguyên nhân khiến da dễ kích ứng. Đây là nguyên nhân các chuyên gia không khuyến khích các bạn da nhạy cảm sử dụng loại kem chống nắng này.
Chỉ số SPF và PA kem chống nắng hoá học
Chỉ số SPF và PA là hai chỉ số phản ánh khả năng bảo vệ da, chống lại tia UVA và UVB của sản phẩm.
SPF (Sun Protection Factor) là chỉ số thể hiện khả năng chống tia UVB. Chỉ số SPF càng cao thì khả năng chống tia UVB càng tốt. Nhưng càng lên cao, khả năng gây kích ứng cũng càng nhiều.
PA (Protection Grade of UVA) là chỉ số thể hiện khả năng chống tia UVA. Có PA+, PA++, PA+++ hoặc hơn. PA càng cao thì khả năng chống tia UVA càng mạnh.
Đây là 2 chỉ số quan trọng giúp các bạn lựa chọn được sản phẩm phù hợp với tình trạng da và mục đích sử dụng của bản thân. Kem chống nắng vật lý hay hoá học đều có ưu, nhược điểm riêng. Sử dụng kem chống nắng là bước skincare rất quan trọng, vậy nên hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi mua.
Ưu, nhược điểm của kem chống nắng hoá học
Ưu điểm của kem chống nắng hoá học
- Kết cấu mỏng nhẹ, ít gây bít tắc lỗ chân lông, ít gây nhờn rít cho da.
- Dễ thấm vào da và không tạo màng trắng mất thẩm mỹ.
- Dễ tệp màu với da và có thể sử dụng để lót khi trang điểm.
- Đa dạng chỉ số SPF, đa dạng sản phẩm.
- Chống tia UVA tốt hơn.
Kem chống nắng có nhiều ưu điểm nhưng cũng có không ít nhược điểm như:
- Dễ gây kích ứng với độ SPF cao, không an toàn với da nhạy cảm.
- Cần bôi trước 15-20 phút trước khi ra ngoài.
- Kém bền vững, cần bôi lại sau 1 thời gian.
- Bôi sai cách có thể làm gia tăng đốm màu có sẵn và làm đổi màu da, khiến da sạm màu do tác dụng của kem chống nắng và tia UV.
Sử dụng kem chống nắng hoá học trên nền da nào
Dựa vào cơ chế hoạt động cùng với ưu, nhược điểm của kem chống nắng hoá học trên da, những nền da sử dụng được kem chống nắng hoá học như: da thường và da dầu – những làn da đủ khoẻ. Với những lớp màng kết cấu mỏng nhẹ giúp các bạn thoải mái mà tránh gây bít tắc lỗ chân lông, ngăn chặn khả năng gây mụn mà có thể bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời tối nhất.
Không nên sử dụng kem chống nắng hoá học trên làn da dầu mụn, mặc dù kem chống nắng hoá học có lớp màng nhẹ hơn kem chống nắng vật lý. Da dầu mụn thì nhạy cảm và yếu hơn da dầu rất nhiều, thay vì lựa chọn sản phẩm vì lớp màng mỏng nhẹ chúng ta nên tập trung vào chọn sản phẩm giúp điều trị và an toàn cho mụn hơn. Để khắc phục tình trạng chất kem dày, dễ gây bít tắc các bạn có thể tẩy trang thật kỹ và bôi mỏng nhẹ nhiều lớp.
Da nhạy cảm và da khô cũng vậy, không nên sử dụng kem chống nắng hoá học. Những thành phần hoá học và cơ chế phản ứng với tia UV ngay trên da sẽ làm da dễ bong tróc, kích ứng và yếu hơn.
Hiện nay, với kỹ thuật khoa học công nghệ hiện đại, tiên tiến, nhiều thương hiệu lớn có sự kết hợp, lai tạo giữa 2 lại kem chống nắng hoá học và kem chống nắng vật lý với nhau. Tạo ra kem chống nắng lai tạo, có những ưu điểm và khắc phục được nhiều nhược điểm của 2 loại kem chống nắng này. Vì vậy, các bạn có thể tìm hiểu thêm để đưa ra lựa chọn tốt nhất cho da của mình.
Bình Luận