Tẩy Tế Bào Chết Trước Hay Rửa Mặt Trước? Quy Trình Tẩy Tế Bào Chết Chính Xác
Tẩy da chết là một trong những bước skincare không thể thiếu khi chăm sóc da. Vậy tẩy da chết là làm gì? Tẩy tế bào chết trước hay rửa mặt trước? Cùng tìm hiểu một số câu hỏi về tẩy tế bào chết nhé!
Quy trình tẩy tế bào chết
Lớp sừng hay lớp tế bào chết. Khi những tế bào từ lớp đáy di chuyển lên trên, các tế bào đấy sẽ bị biến chuyển thành nhân tế bào, trở về hình thái của tế bào và chuyển thành lá sừng. Khi này nhân sẽ bị teo dần, các lá sừng không có nhân. Hay còn gọi là những tế bào chết. Quá trình tẩy tế bào chết trong mỹ phẩm là quá trình lấy đi những tế bào chết được đẩy lên trong chu trình tái tạo sinh học của da. Ngoài ra, tẩy tế bào chết đồng thời còn lấy đi những tác nhân gây hại trên da như vi khuẩn, bụi bẩn và những cặn bã nhờn nằm sâu dưới lớp chân lông.
Tẩy tế bào chết là bước làm sạch sâu, quan trọng. Hỗ trợ quá trình chăm sóc và điều trị một số vấn đề trên da. Tạo điều kiện giúp da hoạt động một cách tốt nhất, đồng thời, giúp các sản phẩm chăm sóc da phát huy tối đa khả năng của mình.
Bước tẩy tế bào chết trong một chu trình skincare như sau: Tẩy trang (tối) > sữa rửa mặt > tẩy da chết > toner > serum > dưỡng ẩm > kem chống nắng (chỉ dùng sáng).
Tẩy tế bào chết trước hay rửa mặt trước?
Trong chu trình skincare phía trên có thể thấy, tẩy tế bào chết diễn ra sau khi rửa mặt bằng sữa rửa mặt. Các bước làm sạch da như tẩy trang và sữa rửa mặt giúp lấy đi mỹ phẩm, bụi bẩn, dầu thừa và vi khuẩn trên da. Giúp da nhẹ nhàng, thoáng mát, tạo điều kiện giúp việc lấy tế bào chết trên da diễn ra hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, tẩy tế bào chết có nhiều dạng, có dạng tẩy tế bào chết vật lý và hoá học. Mỗi loại lại chia nhỏ thành những loại có đặc điểm hoạt động khác nhau. Tẩy da chết trên nền da khô hay ướt còn phụ thuộc vào sản phẩm các bạn chọn.
Ví dụ như, tẩy da chết dạng hạt thì nên làm ướt da trước khi sử dụng các hạt tẩy trên mặt. Hay tẩy da chết dạng gel, có thể để da khô hoặc ướt tuỳ ý. Còn tẩy tế bào chết bằng những hoạt chất hoá học cần chú ý giữ da luôn trong trạng độ ẩm được cân bằng.
Tẩy tế bào chết trước hay sau toner?
Tẩy tế bào chết xảy ra trước khi sử dụng toner cân bằng da. Vì quá trình tẩy da chết ít nhiều làm khô da, mất cần bằng độ ẩm trong da. Sử dụng toner giúp cấp ẩm, cân bằng lại độ ẩm cho da. Ngoài ra, nếu như trong quá trình tẩy tế bào chết da bị châm chích, kích ứng thì việc sử dụng toner phần nào giúp làm dịu da.
Tẩy tế bào chết trước hay sau khi tẩy trang?
Theo chu trình chăm sóc da phía trên thì tẩy tế bào chết diễn ra sau tẩy trang nhé! Tẩy da chết là bước làm sạch sâu diễn ra sau hai bước làm sạch cơ bản là tẩy trang và sữa rửa mặt.
Tẩy da chết ngoài việc lấy đi tế bào chết còn giúp lấy đi cặn mỹ phẩm, bụi bẩn và dầu nhờn còn sót lại trong lỗ chân lông mà tẩy trang hay sữa rửa mặt không thể làm sạch được.
Nên tẩy tế bào chết mặt mấy lần 1 tuần?
Theo các chuyên gia da liễu khuyến cáo nên tẩy da chết khoảng 1-2 lần/ tuần. Tuy nhiên, tần suất này còn phụ thuộc vào tình trạng da và phương pháp tẩy da chết các bạn đang sử dụng.
Mặc dù tẩy da chết giúp cải thiện da nhanh chóng nhưng cũng bởi tính bào mòn mà không nên lạm dụng quá nhiều. Tránh trường hợp da bị bào mòn quá mức, trở nên nhạy cảm và dễ bị kích ứng, yếu ớt hơn.
Da khô nên chọn tẩy da chết hoá học với tần suất 1-2 lần/ tuần. Tẩy da chết hoá học giúp lấy đi các lớp tế bào chết trên da mà không phải tác động vật lý trên da, khiến da thô ráp và dễ bị kích ứng hơn.
Da nhạy cảm tẩy da chết với tần suất 1-2 lần/ tuần. Tuy nhiên trong quá trình lựa chọn sản phẩm nên cân nhắc lựa chọn tẩy da chết có thành phần dưỡng ẩm, dành riêng cho da nhạy cảm.
Da dầu, da đang điều trị mụn có thể tăng tần suất lên 2-3 lần/ tuần. Có thể sử dụng phương pháp nào cũng được miễn sản phẩm đó có khả năng lấy đi dầu thừa, vi khuẩn mạnh cho da dầu, dầu mụn.
Bình Luận