Phải Làm Sao Khi Da Bị Cháy Nắng? Cách Dưỡng Da Khi Bị Cháy Nắng Tốt Nhất Hiện Nay

12 Tháng hai, 2023
5/5 - (1 bình chọn)

Mùa hè là thời điểm các hoạt động thể thao, vui chơi ngoài trời nhưng nó cũng đem theo những cái nắng gay gắt và nếu làn da không được che chắn, bảo vệ cẩn thận da sẽ rất dễ bị sạm đen, cháy nắng. Vậy chúng ta phải làm sao khi da bị cháy nắng? Làm cách để làm giảm kích ứng và dưỡng da khi bị cháy nắng để làn da của bạn sớm được hồi phục?

Hiện tượng da bị cháy nắng

Cháy nắng là 1 trong những tổn thương trên bề mặt da do tia cực tím từ ánh sáng mặt trời gây ra. Khi da bị cháy nắng, làn da trở nên đỏ ửng và bỏng rát khi chạm vào, thường xuất hiện nhiều giờ sau khi phơi nhiễm với tia UV trong ánh nắng mặt trời hoặc các nguồn ánh sáng nhân tạo khác.

Phải làm sao khi da bị cháy nắng

Da bị cháy nắng phải làm sao?

Việc thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời rất dễ gây da bị cháy nắng và làm tăng nguy cơ gặp phải nhiều tổn thương khác: lão hóa da, nám da, bong da, thậm chí là  ung thư da. Vì, cần thực hiện Vì thế, khi ra ngoài, chúng ta cần thực hiện các biện pháp bảo vệ da kỹ càng, kể cả vào những ngày trời mát mẻ để bảo vệ da và phòng ngừa tình trạng cháy nắng.

Tại sao da bị cháy nắng?

Tình trạng da bị cháy nắng sạm đen xuất hiện do da tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím (tia UV). Bức xạ tia cực tím có bước sóng rất ngắn, vì thế mắt người không thể nhìn thấy được. Tia UV được chia thành nhiều nhóm dựa vào bước sóng, bao gồm 2 nhóm chính là tia UVA và tia UVB. Tia UVA là tia có khả năng gây tổn thương lão hóa da còn tia UVB là tác nhân chính gây bỏng da. Cả tia UVA và UVB đều làm tăng khả năng xuất hiện ung thư da.

Phải làm sao khi da bị cháy nắng

Da mặt bị cháy nắng gây đỏ rát

Melanin là thành phần sắc tố nằm ở lớp thượng bì của da, quy định màu sắc da bình thường của từng người. Tia UV là một trong những tác nhân kích thích cơ thể tăng sản xuất melanin và khiến da bị sạm đen. Đây là phản ứng bảo vệ cơ thể khỏi bị cháy nắng và những tổn thương da nặng hơn. Tuy nhiên, lượng sắc tố melanin sản xuất ra ở mỗi người là khác nhau. Nó được quy định bởi bộ gen của từng người, vì thế vẫn có nhiều trường hợp lượng melanin được sản xuất không đủ để bảo vệ da. Khi đó, sự tác động của tia UV gây ra tình trạng bỏng rát, đau, sưng nề và đỏ da.

Không chỉ những ngày trời có nắng, trong những ngày mát mẻ và nhiều mây, da cũng có thể bị sạm đen, cháy nắng. Hơn 80% tia UV có thể xuyên qua các đám mây, tán cây,…đến tiếp xúc với da. Nước, tuyết, cát hay một số bề mặt khác đều có thể phản xạ được tia cực tím, gây bỏng da ở mức độ tương tự như khi tiếp xúc trực tiếp.

Một số yếu tố cũng khiến da của bạn dễ bị cháy nắng hơn:

  • Có làn da sáng màu, tóc vàng/ đỏ, mắt xanh,…
  • Sống hoặc đi du lịch đến những vùng có khí hậu nóng, có nhiều ánh sáng mặt trời
  • Thường xuyên làm việc ngoài trời, tham gia các hoạt động ngoài trời và sử dụng thức uống có cồn đồng thời.
  • Có tiền sử bị cháy nắng
  • Thường xuyên phải tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hay các nguồn sáng nhân tạo mà không có các biện pháp bảo vệ da.
  • Sử dụng một số loại thuốc làm tăng khả năng bắt nắng của da.

Dấu hiệu nhận biết cho thấy khi da bị cháy nắng

Bất kỳ phần da ở bộ phận nào trên cơ thể chúng ta khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đều có thể bị tổn thương (bao gồm cả tai, da đầu, mi mắt và môi…). Ngay cả những phần da được che chắn cũng có thể bị cháy nắng vì tia UV có thể xuyên qua được những chất liệu mỏng.

Phải làm sao khi da bị cháy nắng

Tác động của tia cực tím khiến da bị cháy nắng

Khi tiếp xúc với các tia cực tím (UVA/UVB) có trong ánh nắng mặt trời trong khoảng 6 giờ, nếu da bạn bị cháy nắng sẽ có các dấu hiệu dưới đây.  Dấu hiệu cháy nắng này sẽ thể hiện rõ ràng hơn sau 12 – 24 giờ:

  • Da bị đỏ, rát: Là tình trạng lớp hàng rào phòng thủ bảo vệ da bị tổn thương, giãn các mạch máu dưới da, dịch và các yếu tố gây viêm cho da thoát mạch để tiến vào các tổ chức của da gây viêm và khiến da trở nên đỏ, rát.
  • Da không đều màu: Do tác động của các tia UVA làm kích thích da sản sinh các Melanin tối màu khiến cho làn da bị đen sạm. 
  • Da bị khô sạm: Do các tế bào keratin bị sừng hóa, khiến làn da trở nên khô, dày và dễ bong tróc.
  • Xuất hiện các nếp nhăn trên da: Tác động từ tia cực tím khiến cho các sợi Collagen và Elastin trong da bị phá vỡ, từ đó thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Ngoài ra, trong trường hợp bạn nhận thấy da mình bị cháy nắng nghiêm trọng với các dấu hiệu dưới đây, bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám để có hướng điều trị phù hợp:

  • Vùng da bị tổn thương rộng và gây ra nhiều đau đớn 
  • Đi kèm sốt, đau đầu, lú lẫn, nôn mửa
  • Không tự cải thiện sau nhiều ngày
  • Xuất hiện các nốt bỏng có chứa dịch vàng. Đây chính là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng da

Phải làm sao khi da bị cháy nắng? Cách dưỡng da khi bị cháy nắng tốt nhất

Khi làn da bị cháy nắng bạn cần có những phương pháp tác động lên da để giảm nhẹ các triệu chứng đau rát, giúp da phục hồi nhanh chóng.  

Phải làm sao khi da bị cháy nắng

Da bị cháy nắng cần được chăm sóc, dưỡng ẩm kỹ càng

Để biết phải làm sao khi da bị cháy nắng, trước hết bạn cần kiểm tra các dấu hiệu của cháy nắng để có những phương pháp chăm sóc da thích hợp. Dấu hiệu rõ ràng nhất là làn da của bạn thay đổi màu sắc, chuyển từ hơi hồng sang đỏ đậm và có thể trở nên ấm nóng khi chạm vào. Khi đó hãy thực hiện các bước sau càng nhanh càng tốt:

  • Ngay lập tức tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời: Khi phát hiện da bị cháy nắng, ngay lập tức bạn cần vào nhà hoặc đến một khu vực có bóng mát. Uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước.
  • Làm dịu làn da: Sau khi da bị cháy nắng, bạn cần có biện pháp làm dịu da nhanh chóng trong vài giờ. Bạn có thể sử dụng các miếng gạc mát, ẩm hoặc một túi đá bọc trong một chiếc khăn (tuyệt đối không đặt trực tiếp đá lên da). Điều này sẽ giúp thu nhiệt từ da và giảm đỏ rát trên da.
  • Dưỡng ẩm cho da: Đây cũng là bước chăm sóc da vô cùng quan trọng. Da bạn phục hồi nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào bước này. Để dưỡng ẩm, tái tạo phục hồi làn da bị cháy nắng bạn có thể sử dụng lô hội (nha đam), dầu dừa, sữa chua không đường…bôi lên da. Tuy nhiên, các thành phần tự nhiên này không mang lại hiệu quả nhanh chóng. Lúc này làn da của bạn đang cần  một hỗn hợp các thành phần mạnh mẽ hơn để cải thiện nhanh chóng (lotion dưỡng ẩm, kem dưỡng ẩm… có các thành phần phục hồi và làm dịu da cho khu vực bị tổn thương bởi ánh nắng).
  • Trong quá trình hồi phục, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời khi làn da, chú ý mặc quần áo mỏng, thoáng khí nhưng vẫn đảm bảo khả năng chống nắng (SPF).
  • Uống nhiều nước: Nhằm bổ sung độ ẩm cho da
  • Bôi kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên để tránh mọi tác hại của ánh nắng mặt trời.

Với những bí quyết, cách chăm sóc, phục hồi làn da bị cháy nắng trên, hy vọng mọi người sẽ biết cách phải làm sao khi da bị cháy nắng để sớm lấy lại được làn da trắng hồng, căng mịn để tự tin với làn da sáng khỏe của mình.

Bình Luận

Bài viết liên quan

0856668866
Goi ngay
Yêu Cầu gọi lại